Tâm lý học đám đông áp dụng trong đầu tư - “Đám đông là ai ? Có bao gồm cả ta trong đó ?”
Cuốn Tâm Lý Học Đám Đông ra đời năm 1895 là tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học, tâm lý học đồ sộ của Gustave Le Bon. Đồng thời, đây cũng là một trong những tác phẩm kinh điển nhất trên thế giới về khoa học tâm lý hành vi con người.
Nghiên cứu quan sát thấy rằng một đám đông sẽ được hình thành khi có một ý tưởng thống nhất một số cá nhân lại, khiến họ thực hiện hành động nào đó vì một mục tiêu chung.
Yếu tố cảm xúc trong tâm lý
đám đông rất mạnh mẽ và dễ lan tỏa. Đó cũng là lý do vì sao trong một đám đông,
ý thức của cá nhân sẽ bị nhấn chìm và thống trị bởi ý thức của tập thể.
Trong đầu tư, chúng ta thường hay nói với nhau rằng “Đừng đi theo đám đông”, “Hãy làm ngược đám đông đi” …. Nhưng có bao giờ nhà đầu tư thử nhìn lại xem - có phải chăng trong “đám đông” kia có mình trong đó ?
“THAM LAM - SỢ HÃI”
Khi thị trường có xu hướng
tăng, lòng tham sẽ thôi thúc nhà đầu tư nhảy vào để kiếm lời. Tâm lý tích cực của
người mua sẽ tạo đường cầu ảo và đẩy giá cổ phiếu lên cao. Dù biết cổ phiếu vượt
quá giá trị thật nhưng nhiều người vẫn bất chấp mua vào với niềm tin rằng sẽ
còn có những người khác chấp nhận mua lại nó với giá cao hơn.
Tuy nhiên không phải lúc
nào làm theo tâm lý đám đông cũng mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư thay vào đó
là những khoản lỗ.
Ngược lại, nỗi sợ hãi xuất
hiện khi thị trường có xu hướng giảm và nhà đầu tư chúng ta tháo cổ phiếu một
cách ồ ạt khiến giá giảm quá mức cần thiết.
Kết quả dẫn đến việc mất niềm
tin, hạn chế đầu tư hay rời bỏ thị trường của nhà đầu tư.
Nhà đầu tư không cần phải
là một nhà kinh tế học hay một chuyên gia phân tích để có thể cảm nhận được những
gì đang xảy ra do tâm lý đám đông.
Tuy nhiên, mọi nhà đầu tư
phải hiểu rằng, nền kinh tế và thị trường chứng khoán là hai lực lượng khác
nhau trong ngắn hạn. Thị trường chứng khoán vẫn có thể tăng điểm mạnh mẽ bất chấp
tin tức nền kinh tế bất ổn, vì các nhà đầu tư lớn thường đặt cược vào tương
lai. Vì tin rằng đó chỉ là tâm lý đám đông nên họ sẽ mua vào làm tăng giá cổ
phiếu, khiến nhiều người lỡ chúng ta lại tiếc rẻ.
Thị trường chứng khoán có
thể di chuyển nhanh chóng theo hai hướng tăng giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
điển hình như cung và cầu của người mua và người chúng ta. Không giống như các
nhà đầu tư dài hạn, nhà đầu tư ngắn hạn thường đặt cược vào sự thay đổi giá dựa
vào biểu đồ phân tích kỹ thuật biến động giá hàng ngày (daily trade).
Tuy nhiên, phương pháp phân tích kỹ thuật thường không mấy tác dụng khi thị trường chứng khoán gặp phải tâm lý đám đông.
Chính tâm lý đám đông đã đẩy mạnh đà tháo chạy và thanh khoản sụt giảm, cùng với đó là một lợi về trung hạn hay dài hạn, nói cách khác là sự tích lũy vốn bắt đáy của các nhà đầu tư dài hạn, giới đầu cơ và các quỹ đầu tư (Hedge Fund).
Giới đầu tư tài chính này phải chịu rủi ro rất lớn khi dự
đoán sai nhưng lại lời lãi rất cao nếu dự đoán đúng, và họ chính là tác nhân đẩy
giá cổ phiếu tăng vọt. Tuy họ đầu tư theo kiểu đóng chốt theo hai cửa trái ngược
để nếu có nhóm cổ phiếu sụt giá thì sẽ giúp họ bớt rủi ro, hoặc nếu hai cửa đều
tăng giá thì họ kiếm lời rất lớn.
Nguồn vốn rất lớn của họ sẽ thúc đẩy sự phấn khích khiến giá cổ phiếu tăng vọt lên đỉnh mới. Nếu tin tức vĩ mô cho thấy nền kinh tế phục hồi khả quan, các hedge fund này sẽ nhảy vào ngay lập tức.
Đó là “ưu điểm” của tâm lý đám đông trên thị trường chứng khoán - cho ta những cơ hội “vàng” khi biến động của tâm lý đẩy giá cả vào vùng phi hợp lý.
Con người
luôn đi tìm lý do chứng minh cho cái đúng hoặc sai. Tâm trí tách bạch hai thái cực đúng sai rất rõ ràng. Điều
ngược lại cái chúng ta cho là đúng thì mặc nhiên là sai. Tuy nhiên, cuộc sống
không phải lúc nào cũng vậy. Đối lập với cái đúng vẫn có thể là đúng, không
đúng với người này thì đúng với người khác. Trải nghiệm và hiểu biết của mỗi
người là khác nhau.
Thực tế, đám đông rất nguyên thuỷ và bốc đồng nên không
thường xuyên đúng. Nhưng đám đông vẫn tồn tại bao năm nay chứng tỏ nó cũng
không thường xuyên sai.
Đám đông không phải vấn đề, chúng ta thân chúng ta mới là
vấn đề. Khi chúng ta thiếu niềm tin chính mình, chúng ta cần đám đông an ủi.
Đám đông - một khái niệm trừu tượng, chúng ta không thấy nó, chúng ta mơ hồ về
nó. Vậy mà chúng ta vẫn đặt niềm tin vào nó thay vì chính chúng ta thân mình.
Niềm tin là sự hiến dâng linh hồn, chúng ta đánh mất tư duy độc lập, mất đánh
giá khách quan. chúng ta bị đám đông sở hữu. Tâm trí của chúng ta trở nên đông
cứng từ đó và nô lệ cho tâm trí tập thể.
Nhà giao dịch thành công bắt đầu từ đặc tính con người họ.
Họ tôn trọng đám đông nhưng đặt trọn niềm tin vào chính mình. Nếu nó đúng với ý
kiến đám đông, hoàn toàn tốt, họ không cần đi ngược lại. Nếu chúng ta không
đúng với ý kiến đám đông, rất tốt, không cần theo đám đông.
Có lẽ, là nhà đầu tư ai
cũng biết tới châm ngôn nổi tiếng nhất của Warren Buffett : "Hãy sợ hãi khi người khác tham lam. Và
hãy tham lam khi mọi người đang sợ hãi".
Câu hỏi được đặt ra trong
lúc này: Châm ngôn này có áp dụng chính xác được trên TTCK ?
Ngoài triết lý "đám
đông", nhà đầu tư dường như đã quên mất hai nguyên tắc đầu tư kinh điển
khác của Warren Buffett. Ông thường dặn dò các nhà đầu tư của mình phải thuộc
lòng 2 nguyên tắc:
Nguyên tắc số 1 - “Không được thua lỗ”.
Nguyên tắc số 2 - “Không được quên nguyên tắc số một”.
Trong những giai đoạn nhạy
cảm của thị trường, là một nhà đầu tư chúng ta cần một cái đầu tỉnh táo để đánh
giá. Benjamin Graham, vị thầy giáo thông thái của Warren Buffett, đã ví đám
đông là Mr Market - “Ngài thị trường”. Ngài thị trường thường mua vào khi vui
và sẵn sàng trả giá gấp đôi để mua được cổ phiếu yêu thích của mình. Nhưng khi
buồn, ông ta sẵn sàng chúng ta lại nó với giá còn một nửa.
Tuy nhiên, Benjamin cho rằng
một nhà đầu tư khôn ngoan cần phải hiểu rõ tâm tính của "Ngài thị trường"
và lợi dụng đặc điểm này. Người thắng cuộc trên thị trường chứng khoán là người
biết sử dụng lý trí của mình, và không để cảm xúc chế ngự.
Điều quan trọng nhất là phải
luôn xem chừng “Ngài thị trường”, xem ông ta hành động thế nào. Khi “Ngài Thị
trường” vui vẻ nhất là lúc ta nên chúng ta ra. Khi ông ta buồn chán nhất, chính
là lúc ta nên mua vào.
Chính vậy, câu châm ngôn của
Warren Buffett cần được viết lại một cách rõ ràng hơn, theo đúng tinh thần của
Buffett và người thầy của ông:
"Hãy
sợ hãi khi người khác Tham Lam Nhất. Và hãy tham lam khi mọi người đang Sợ Hãi
Nhất"
Cũng vì không hiểu hết câu
nói của Buffett, nhiều nhà đầu tư đã phải hứng chịu những khoản thua lỗ lớn.
Họ vội vàng chúng ta ra khi
đám đông mới chỉ bắt đầu "tham lam", thị trường tiếp tục đi lên và họ
dằn vặt chúng ta thân vì đã chúng ta rẻ cổ phiếu.
Sai lầm hơn, có những người
vội vàng mua vào khi đám đông mới chỉ bắt đầu "sợ hãi". Thị trường cứ
đi xuống, tài khoản cứ thế vơi dần đi theo từng ngày...
Khi đám đông tham lam, ta không thể ngồi yên một chỗ. Ngược
lại, khi đám đông sợ hãi không lý do, ta cũng nên sợ hãi theo. Đối với những sự việc ta không hiểu, không chắc chắn,
cách an toàn nhất đó là chạy theo đám đông.
Và nếu chúng ta không đủ giỏi,
đừng dại đi ngược đám đông.
“ Những nhà đầu tư xuất sắc nhất trên thế giới có nhiều kiến
thức về tâm lý học hơn là tài chính”
Để theo dõi bài viết mới
nhất kèm những thông tin về thị trường, theo dõi Kênh Youtube của tôi
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết !