VNINDEX đã trải qua một chuỗi tăng điểm tốt từ giữa tháng 12/2023 đến nay. Tuy nhiên trong bất cứ hoàn cảnh nào của thị trường, muốn nắm chắc được lợi nhuận thì việc lên kế hoạch luôn phải ưu tiên hàng đầu.
Ngày 06/03/2024, VNINDEX đã có ngày phân phối thứ 2 trong vòng 10 phiên giao dịch gần nhất. Tuy nhà đầu tư chưa cần phải có hành động bắt buộc phải bán ra nhưng đó cũng là các dấu hiệu cho thấy việc lên kế hoạch cho những biến động bất ngờ nên được ưu tiên hàng đầu.
Những điểm tích cực của toàn cảnh vĩ mô trong tháng 3-4 năm 2024 và xa hơn là nửa đầu năm nay:
- Lãi suất (cả tiền vay và tiền gửi) đều duy trì ở mức thấp, hoạt động cho vay của các ngân hàng đang tiến triển tích cực hơn.
- Dòng tiền từ các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng đổ về thị trường Việt Nam.
- Vốn đầu tư công phân bổ tốt và công tác triển khai các dự án trọng điểm đạt tiến độ cao trong các tháng đầu năm.
- Sự phục hồi KQKD của các doanh nghiệp từ Q4/2023 tiếp tục duy trì trong nửa đầu năm nay.
- Chính phủ rất chủ động và linh hoạt trong việc nới lỏng cho kinh doanh BĐS. Luật Đất Đai đã được Quốc Hội thông qua và sẽ được ban hành sớm hơn dự kiến.
- Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp.
- Các chỉ số FDI, Xuất khẩu, … giữ được đà tăng tốt.
Tuy nhiên, cần phải thực tế nhìn nhận còn những vấn đề đáng lưu tâm :
- Áp lực về tỷ giá sẽ rất cao nếu FED trì hoãn quá trình cắt giảm lãi suất.
- Hệ thống KRX và việc cho phép nhà đầu tư ngoại ký quỹ có thể triển khai chậm hơn dự kiến. Điều này có thể dẫn tới tiến trình nâng hạng TTCK chậm hơn dự kiến (sẽ không phải vào năm 2024).
- Rủi ro toàn cầu (giá hàng hóa, giá logistic, kinh tế Trung Quốc suy yếu,...)
- Sức mua trong nước và ngành bán lẻ sẽ cần nhiều thời gian hơn để phục hồi.
- Quá trình xét xử đại án SCB/Vạn Thịnh Phát sẽ gây cho thị trường áp lực tâm lý.
Góc nhìn tổng quan:
- Nhiều cổ phiếu đã đạt điểm chốt lời cho sóng tăng trung hạn. Tuy nhiên động lượng của thị trường nhìn chung đang rất mạnh nên việc thị trường đạt mức ~ 1300 trong tháng 3 là điều khả thi.
- VNINDEX nói chung sẽ chậm lại hoặc có dấu hiệu điều chỉnh rõ nét vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4.
- Sẽ có sự điều chỉnh đáng kể của các cổ phiếu đang có mức beta cao (Chứng khoán, Thép,..)
- Dòng tiền sẽ có sự chuyển dịch từ vốn hóa lớn vào Mid/small cap (Nhiều mã mid/small cap đã bật tăng đáng kể trong đầu tháng 3).
- BĐS dân cư, BĐS KCN, Đầu tư công, Xuất khẩu, Dầu khí, Thép, Bán lẻ sẽ là các ngành trọng tâm cho chiến lược đầu tư tới đây.
- Nhóm ngành BĐS dân cư có thể chuẩn bị quay lại mạnh mẽ (trên quan điểm của tôi).
- Nhìn tổng quan, TTCK Việt Nam vẫn sẽ tích cực xuyên suốt 2024 và sẽ còn có các mốc cao mới.
Các cổ phiếu cần theo dõi và lên kế hoạch:
- Vốn hóa lớn: MWG, SHB, MSN, VNM
- BĐS: KDH, NLG, IJC (đầu cơ có thể chọn DIG, CEO..)
- Bán lẻ: VRE, MWG, DGW, PET
- Phân bón: DCM, DPM
- Dầu khí: PVD
- Xuất khẩu: GIL, ASM, PTB, TNG
- KCN: KBC, LHG
- Chứng khoán: SSI, VCI, CTS, FTS
- Một vài Midcap khác: PAN, TCH, VCG, CII, KSB, GEX
Trên đó là tổng quan nhanh gọn, đầy đủ về vĩ mô kèm những mã cổ phiếu nằm ở các nhóm ngành trọng tâm của chiến lược đầu tư tháng 3/4 năm 2024.
Điểm mua/bán chi tiết cũng như xử lý thị trường kịp thời anh chị nhà đầu tư xem TẠI ĐÂY
Chúc nhà đầu tư luôn thắng lớn !