NÊN CHỌN CỔ PHIẾU THEO PHƯƠNG PHÁP TOP-DOWN HAY BOTTUM-UP

 

NÊN CHỌN CỔ PHIẾU THEO PHƯƠNG PHÁP TOP-DOWN HAY BOTTUM-UP

Nên dùng phương pháp đầu tư nào? Bottom up hay Top down? Để thành công, cần áp dụng phương pháp phân tích phù hợp. 

1. Phương pháp Bottom up (đầu tư từ dưới lên)

Bottom up là gì?

Phương pháp đầu tư Bottom-up hay còn gọi là phương pháp đầu tư từ dưới lên. Nhà đầu tư theo đuổi chiến lược này sẽ chú trọng phân tích các chỉ số cơ bản và định tính của cổ phiếu rồi mới xem xét đến tiềm lực của doanh nghiệp đó. Với Bottom up, nhà đầu tư ít chú ý đến yếu tố vĩ mô và tính chu kỳ của thị trường.

Các trường phái đầu tư giá trị như Warren Buffett, Benjamin Graham, Peter Lynch …. cũng là phân tích Bottum up

Phương pháp đầu tư Bottom up thiên về phân tích chỉ số của cổ phiếu

Theo các nhà đầu tư, mỗi lĩnh vực sẽ luôn có những doanh nghiệp xuất sắc, đầu ngành, họ có thể đứng vững và phát triển ngay cả khi thị trường biến động. Do đó, mục tiêu đặt ra là nhà đầu tư sẽ tìm kiếm những cái tên sáng giá nhất của mỗi ngành để bổ sung cho danh mục của mình.

Chính vì quan điểm này nên yếu tố biến động thị trường và kinh tế vĩ mô ít khi được xem xét.

Ưu và nhược điểm của Bottom up

Ưu điểm của phương chiến lược đầu tư từ dưới lên:

- Nhà đầu tư có thể theo dõi và kịp thời nắm bắt những cổ phiếu có dấu hiệu tăng trưởng tốt hoặc đang được ưa chuộng trên thị trường. 

- Việc phân tích sâu vào nội tại giúp nhà đầu tư có cái nhìn xác thực hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tránh được nhận định chủ quan dựa vào những thông tin vĩ mô từ thị trường.

- Phương pháp Bottom-up đặc biệt phát huy hiệu quả nếu nhà đầu tư theo đuổi chiến lược nắm giữ cổ phiếu dài hạn.

Bottom up thích hợp để tìm kiếm cổ phiếu đầu tư dài hạn

Mặt hạn chế của Bottom up như sau: 

Mỗi lĩnh vực thường có số lượng lớn công ty hoạt động nên việc chọn ra một vài doanh nghiệp hoạt động tốt nhất không phải điều đơn giản. Đặc biệt đối với nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ khá bối rối và dễ bị phân tán khi có quá nhiều sự lựa chọn. 

2. Phương pháp Top down (đầu tư từ trên xuống)

Top down là gì?

Phương pháp Top down còn gọi là chiến lược đầu tư từ trên xuống, hoàn toàn ngược lại với Bottom up. Với phương pháp này, trước tiên nhà đầu tư sẽ xem xét tình hình kinh tế vĩ mô và thị trường tổng thể rồi mới đến các yếu tố thấp hơn, từ đó tìm ra những cổ phiếu riêng lẻ để bổ sung vào danh mục đầu tư của mình.

Với phương pháp Top down, nhà đầu tư sẽ xem xét về GDP (tổng sản phẩm quốc nội), phân tích từng ngành cụ thể, chọn ra ngành nào có thể mang đến kết quả khả quan rồi mới tiến hành phân tích sâu hơn về các công ty trong ngành, từ đó chọn ra mã cổ phiếu có tiềm năng.

Nhà đầu tư áp dụng Top down rất chú trọng đến các yếu tố liên quan đến kinh tế vĩ mô và cấp độ ngành, họ tin rằng nếu một ngành hoạt động tốt thì có thể cổ phiếu của các công ty trong ngành cũng sẽ tăng và mang lại lợi nhuận.

Top down thường được nhà đầu tư giá trị hoặc tăng trưởng sử dụng do họ có thể tìm ra cơ hội thu lợi nhuận từ những biến động của thị trường và các yếu tố bên ngoài công ty.

Phương pháp Top down thích hợp cho nhà đầu tư mới

Ưu và nhược điểm của Top down

Ưu điểm của phương pháp đầu tư từ trên xuống:

- Nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định một cách có căn cứ, dựa trên bức tranh toàn cảnh của cả nền kinh tế, toàn ngành và thị trường chứng khoán, do đó tránh việc đưa ra quyết định theo cảm tính.

- Giảm thiểu rủi ro đầu tư do phương pháp này giúp phân tích và tìm ra cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng và triển vọng tốt.

- Tiết kiệm thời gian và nỗ lực tìm kiếm cơ hội đầu tư: Thay vì phân tích từng công ty một cách mơ hồ, các nhà đầu tư có thể tập trung mục tiêu vào các ngành, lĩnh vực, công ty có tiềm năng tăng trưởng và triển vọng tốt.

- Thích hợp với nhà đầu tư mới gia nhập thị trường chứng khoán. Bởi vì phương pháp này tập trung vào phân tích các yếu tố lớn của thị trường,nhà đầu tư mới có thể hiểu rõ hơn về thị trường và các ngành triển vọng.

Phân tích theo Top down cần có vốn hiểu biết rộng

Mặt hạn chế của phương pháp Top down:

- Do phương pháp này phân tích từ yếu tố vĩ mô đến từng chi tiết nhỏ của thị trường nên đòi hỏi kiến thức và sự hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực.

- Top-Down nên được sử dụng cho đầu tư dài hạn như đầu tư giá trị hoặc đầu tư tăng trưởng, không phù hợp cho các nhà đầu tư ngắn hạn hoặc các nhà đầu tư tìm kiếm các cơ hội đầu cơ ngắn hạn.

- Thị trường chứng khoán thường thay đổi, biến động nên phương pháp Top-Down cần phải được cập nhật thường xuyên để phản ánh chính xác các thay đổi mới nhất trong thị trường.

- Phương pháp Top-Down dựa trên giả định các yếu tố lớn của thị trường chứng khoán sẽ ảnh hưởng đến các công ty và ngành. Nếu điều này không luôn đúng có thể dẫn đến các quyết định đầu tư thiếu chính xác.

3. Nên đầu tư theo Top down hay Bottom up?


Trong cuốn Những bậc thầy đầu tư theo đà tăng trưởng, Mark Minervini, David Ryan, Dan Zanger, Ritchie II, đều là những nhà giao dịch theo phương pháp BOTTOM UP, tức chọn công ty trước, sau đó mới xem xét vĩ mô


William O’Neil, W. Buffet, Petter Lynch, Ed Seykota… và cực kỳ nhiều nhà đầu tư danh tiếng khác  các bạn đã biết, đều tiếp cận theo phương pháp đầu tư TỪ DƯỚI LÊN, với trình tự chọn cổ phiếu là sử dụng phân tích cơ bản để chọn cổ phiếu mục tiêu, rồi chờ thời điểm thích hợp để giao dịch, có thể bằng cách nhìn biểu đồ giá hoặc không, tuỳ theo quy mô đầu tư và chiến lược đầu tư của từng người. 


Ví dụ cách mua của các tay chơi siêu lớn, như cụ Buffet, khi mua cổ phiếu cụ kết sẽ tìm thời điểm thích hợp để mua được nhiều hàng nhất có thể ở giá tốt nhất có thể, nhằm hài hoà hai mục tiêu là giá mua và khối lượng mua. Hoặc vốn dự định đầu tư không quá nhiều so với quy mô vốn hoá công ty muốn mua, có thể chờ đến khi sắp tăng giá thì mới mua, như chọn giai đoạn cổ phiếu đi ngang nhiều tuần, biên độ thắt chặt. 


Về các nhà đầu tư theo phương pháp Vĩ Mô, tức từ trên xuống (Top-Down) nổi tiếng, cũng có nhiều nhà đầu tư có tiếng, đa số là những tay chơi siêu lớn, có thể kể đến những cái tên sau:


George Soros – Là một trong những nhà đầu tư vĩ mô nổi tiếng nhất, Soros đã kiếm được danh tiếng thông qua việc dự đoán các biến động lớn trong thị trường tài chính toàn cầu, bao gồm cả việc “phá vỡ Ngân hàng Trung ương Anh” vào năm 1992.

Ray Dalio – Người sáng lập Bridgewater Associates, quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới. Dalio sử dụng một phương pháp tiếp cận dựa trên các nguyên tắc kinh tế vĩ mô để đưa ra quyết định đầu tư.

Jim Rogers – Đồng sáng lập Quantum Fund cùng với George Soros, Rogers nổi tiếng với việc đầu tư dựa trên xu hướng kinh tế và địa chính trị toàn cầu. Ông cũng là một trong những nhà đầu tư hàng hóa và thị trường mới nổi hàng đầu.

4. Lời khuyên cho nhà đầu tư cá nhân


Nếu giỏi về phân tích doanh nghiệp, hãy sử dụng phương pháp BOTTOM UP. Đầu tiên hãy tìm những doanh nghiệp tiềm năng, sau đó chờ cổ phiếu của công ty phát triển nền giá và xuất hiện điểm mua ở giai đoạn thị trường chung phù hợp, thì nhảy vào. 


Các phân tích vĩ mô, phân tích ngành, giá hàng hoá, tỷ giá hối đoái, phân tích ý đồ điều hành của SBV và chính phủ… chỉ nên coi là chất xúc tác thứ cấp để ra quyết định nắm giữ cổ phiếu tiếp hay không.


Còn nếu giỏi đánh giá vĩ mô, phân tích ngành … thì hãy lựa chọn phương pháp TOP DOWN. Nhận diện được giai đoạn vĩ mô ổn định thì lựa chọn ngành, cổ phiếu mạnh để tham gia. Tuy nhiên vì vĩ mô là vấn đề rất khó ai mà phân tích được chuẩn xác (và nó cũng có độ trễ). 

Hy vọng nhà đầu tư sau bài viết này có thể lựa chọn được phương pháp hợp lý với mình.


Tìm hiểu thêm về phân tích kỹ thuật, tâm lý thị trường    TẠI ĐÂY


Chúc nhà đầu tư thắng lớn

Trân trọng



Kha Tan| DAVID SMC

Nghĩ về rủi ro nhiều thì lợi nhuận sẽ tự tới. Các đóng góp xin liên hệ: 0856.046.601

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
StockVN247 là trang cung cấp thông tin thị trường, công cụ phân tích, hướng dẫn đầu tư và kết nối cộng đồng để hỗ trợ bạn tạo ra quyết định đầu tư thông minh và hiệu quả.