CÁC MÃ CỔ PHIẾU NÊN TRÁNH XA CHO ĐẾN HẾT NĂM 2024
Tháng 6 - 7/2024 được coi là giai đoạn tương đối khó với TTCK Việt Nam, khi thị trường nhiều biến động và không có sự dẫn dắt của các ngành vốn hóa lớn.
Tuy nhiên điều đó lại mở ra câu chuyện cho nhiều mã đơn lẻ tăng giá với sự đột biến trong KQKD Q2/2024.
Thời gian qua TTCK giảm điểm nhưng xét về yếu tố toàn cảnh thì đây cũng chỉ là giai đoạn điều chỉnh trong nền giá đi ngang. Nhiều cổ phiếu có điều chỉnh theo nhịp TT chung nhưng cũng có nhiều cổ phiếu xuất hiện tín hiệu phân phối và sẽ còn rơi mạnh sắp tới.
Hôm nay tôi xin chia sẻ về các mã sẽ không còn tiềm năng tăng giá và bước vào pha điều chỉnh trong cuối năm 2024.
DXG, DIG, NVL, PDR
Nhóm cổ phiếu BĐS đang gặp rất nhiều khó khăn khi đối mặt với KQKD yếu kém; đồng thời các DN BĐS như DXG cũng đang đối diện rủi ro pháp lý khi các nhà đầu tư tố giác DN sai phạm trong việc phát hành trái phiếu.
Ngoài ra việc có nghi ngờ thao túng giá cổ phiếu kèm thanh tra các kho hàng cho vay bên ngoài cũng đang làm cho nhóm này hứng chịu một đợt bán tháo dữ dội.
Xu hướng kỹ thuật đang rất xấu và tồn đọng 1 lượng cung khổng lồ.
Vì thế nhà đầu tư nếu đang có ý định tham gia nhóm này nên xem xét kỹ.
Nhà đầu tư đang kẹp nhóm này hãy cân nhắc bán ra để thực hiện cơ cấu danh mục sớm.
POW
Cổ phiếu POW đã có mức tăng >50% từ cuối tháng 4 và đạt mức đỉnh 15.9 vào ngày 10/7.
Đà tăng của cổ phiếu này là do khoản bồi thường bảo hiểm tổn thất 1.000 tỷ đồng cho sự cố tại Nhà máy Vũng Áng, gồm bồi thường chi phí thực hiện sửa chữa sự cố hơn 600 tỷ đồng và bồi thường gián đoạn kinh doanh hơn 300 tỷ đồng.
Theo như KQKD năm 2023, LNST của POW là 1282.94 tỷ, tức khoản bồi thường này bằng 1 năm kinh doanh của POW.
Sau khi tin đã phản ánh vào giá và được công bố rộng rãi trên các kênh đại chúng, cổ phiếu này cũng đã hết động lực tăng trưởng.
Xét về kỹ thuật, POW đã tạo 2 đỉnh. Cổ phiếu gãy Ma50 ngày thanh khoản cao và nhịp điều chỉnh sẽ còn tiếp diễn.
Nhà đầu tư đang cầm cổ phiếu này nên bán ra trong những phiên hồi thay vì tìm cách mua vào vì động lực tăng trưởng không còn.
VOS
Trong Q2/2024, Vận tải Biển Việt Nam ghi nhận khoản lợi nhuận khác hơn 393 tỷ đồng từ việc thanh lý tàu dầu Đại Minh. Nhờ vậy, công ty ghi nhận lãi ròng 284 tỷ đồng trong quý 2/2024, so với mức hơn 1 tỷ đồng của quý 2/2023.
Sau chuỗi tăng mạnh 130% từ cuối tháng 4, cổ phiếu này đã xuất hiện gap kiệt sức và đang rơi mạnh.
Vì chỉ tăng do lợi nhuận đột biến từ bán tàu nhưng core kinh doanh không phát triển nên khi tin tức ra công khai thì đó là lúc cổ phiếu tạo đỉnh.
Trên PTKT, cổ phiếu đang rơi thủng MA50 ngày và dự kiến nhịp điều chỉnh sẽ còn kéo dài.
VIX
Liên tục phát hành tăng vốn dù KQKD không cải thiện. KQKD Q2 cổ phiếu VIX dự phóng giảm so với cùng kỳ năm 2023 làm cho VIX có phiên bán mạnh giá giảm sàn vào ngày 19/07/2024.
Cổ phiếu đã gãy MA200, đà giảm sẽ còn tiếp diễn khi không còn ngưỡng hỗ trợ nào còn lại của cổ phiếu.
GVR
Hưởng lợi từ tin tức thoái vốn cùng giá cao su tăng, tuy nhiên những sai phạm của cựu CEO Tập đoàn Cao su Việt Nam Trần Ngọc Thuận đã làm cho cổ phiếu này giảm mạnh vào ngày 17 và 19/7 vừa qua.
Trên phân tích kỹ thuật, cổ phiếu tạo gap kiệt sức, có các phiên bán thanh khoản lớn và thủng MA50 xác nhận xu hướng điều chỉnh.
Ngoài những cổ phiếu trên nhà đầu tư cần lưu ý để không mua vào các mã sau:
CSV (cùng các mã nhóm phân bón BFC,DCM…), HVN, Nhóm cổ phiếu công nghệ (FPT, CMG, ELC …) .
Nhóm ngành thép như HSG, NKG mặc dù có những thông tin hỗ trợ nhờ việc áp thuế chống bán phá giá lên thép Trung Quốc nhưng việc giá thép thế giới liên tục giảm cũng có thể gây tác động xấu đến nhóm Thép trong cuối năm nay.
Tôi cho rằng mặc dù TTCK chưa thể tăng ngay, nhưng bên cạnh đó sẽ có những cơ hội hấp dẫn khi cung cầu bình ổn trở lại.
Về các mã tiềm năng, nhà đầu tư nên tìm kiếm các cổ phiếu đang giao dịch trên MA10 tuần, dự phóng KQKD tăng trưởng trên 50% Q3 và Q4/2024.
Để nhận các mã cổ phiếu tiềm năng hoặc đánh giá danh mục đầu tư
Chúc nhà đầu tư thắng lớn
Trân trọng !