HIỂU CHU KỲ KINH DOANH - TÌM ĐIỂM ĐỘT PHÁ LỢI NHUẬN (P.1)

 


HIỂU CHU KỲ KINH DOANH - TÌM ĐIỂM ĐỘT PHÁ LỢI NHUẬN (P.1)


Ngoài đọc báo cáo tài chính hoặc đọc chart, việc hiểu về chu trình (chu kỳ) kinh doanh của một ngành nghề (doanh nghiệp) là yếu tố rất quan trọng. 


Nếu hiểu được chu kỳ kinh doanh tức là nắm bắt và dự phóng được điểm đột biến trong KQKD (khi nào bùng nổ - khi nào bắt đầu đạt đỉnh).


Tất nhiên với sự phức tạp dần lên của các mô hình kinh tế, một doanh nghiệp bây giờ có thể sở hữu rất nhiều mảng kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta chỉ quan tâm đến mảng kinh doanh chính của doanh nghiệp thôi


Trong bài này chúng ta hãy tìm hiểu ngắn gọn ngành Thép.


Các ngành khác xin phép chia sẻ vào một ngày khác.


Ngành thép


Điểm chung: Có sự tác động không nhỏ từ giá thép thế giới (đặc biệt là giá thép Trung Quốc). Vì vậy nhà đầu tư nên tìm hiểu trước xu hướng giá thép trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào ngành này.


Để theo dõi đơn giản nhất nhà đầu tư xem tại Trading Economics: STEEL


Ngoài ra, yếu tố phục hồi của thị trường bất động sản, xây dựng cũng tác động đáng kể đến ngành thép.


Các DN thép trên sàn chứng khoán hiện nay được chia thành 2 loại chính : Sản xuất - Thương mại.


Ở đây lấy ví dụ ở 3 doanh nghiệp nổi bật: HPG và HSG, NKG


Sản xuất thép: HPG 


Chu trình kinh doanh: Nhập quặng thép - Sản xuất thép thành phẩm - Thương mại sản phẩm.


Ngoài yếu tố chung cho toàn ngành thép là giá thép, thị trường bất động sản… Thì khi nhà đầu tư đánh giá HPG cần theo dõi thêm yếu tố nguyên liệu đầu vào như quặng, than.



Hơn thế nữa vì HPG là doanh nghiệp thiên về một chuỗi sản xuất - thương mại khép kín, nên yếu tố tài sản cố định (nhà máy) tăng lên cũng nên được lưu tâm.


Ví dụ: Khi đầu tư xây dựng nhà máy mới thì tài sản dở dang tăng lên - Khi chuẩn bị hoản thành nhà máy thì tài sản dở dang giảm và phần tài sản cố định tăng lên.



Nhà đầu tư nên theo dõi mục này để đánh giá được khi nào nhà máy mới dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động. Nếu các yếu tố như giá thép tăng, thị trường bất động sản tốt mà nhà máy mới đi vào hoạt động thì chắc chắn là tín hiệu rất khả quan cho KQKD các quý tiếp theo.


Đồng thời nhà đầu tư cũng có thể theo dõi thêm yếu tố công suất tối đa của các nhà máy, trong chu kỳ tăng trưởng và bùng nổ DN thường tăng công suất và vào thời kỳ khó khăn sẽ giảm công suất trở lại.


Với doanh nghiệp thương mại: HSG, NKG


Có chút khác với HPG, 2 DN này chủ yếu nhập khẩu thép cán nóng sau đó sản xuất thành tôn mạ. Vì thế tồn kho của 2 DN này thường rất cao (có thể lên tới 50% cơ cấu tài sản ngắn hạn).


Chính vì vậy giá cổ phiếu thường biến động rất cùng chiều với giá HRC.


Nhà đầu tư có thể nhìn ra được thời điểm bùng nổ KQKD của 2 DN này khi thấy tồn kho tăng mạnh trong giai đoạn giá thép HRC giảm và tồn kho giảm nhanh trong giai đoạn giá thép tăng.







Nhà đầu tư có thể thấy rõ rằng, giai đoạn Q4/2022-Q1/2024 tồn kho của HSG tăng lên cùng chiều với đà tăng của giá HRC, và cũng đạt đỉnh vào Q1/2024.



(Còn tiếp) 


THEO DÕI CHỜ P.2: NGÀNH BÁN LẺ



Kha Tan| DAVID SMC

Nghĩ về rủi ro nhiều thì lợi nhuận sẽ tự tới. Các đóng góp xin liên hệ: 0856.046.601

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
StockVN247 là trang cung cấp thông tin thị trường, công cụ phân tích, hướng dẫn đầu tư và kết nối cộng đồng để hỗ trợ bạn tạo ra quyết định đầu tư thông minh và hiệu quả.